< Back

Cách Chạy Flash Sale Trên Shopify Năm 2025

Flash Sale là chiến lược bán hàng ngắn hạn nhưng có thể mang lại doanh thu vượt trội, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên Đán. Theo thống kê, các cửa hàng trên Shopify có thể thu về tới 70% doanh số quý 1 chỉ trong giai đoạn Tết.

Tuy nhiên, một số cửa hàng dù đã đầu tư không ít công sức vào các chiến dịch thu hút khách, vẫn gặp tình trạng “vỡ trận”: website quá tải, quy trình lúng túng, hoặc nhận phản hồi tiêu cực vì không xử lý kịp nhu cầu mua sắm tăng cao.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từng bước triển khai Flash Sale hiệu quả trên Shopify, “vá” những lỗi thường gặp – từ khâu chuẩn bị đến vận hành và hậu mãi nhằm đảm bảo bạn không chỉ tăng doanh thu nhất thời, mà còn xây dựng được uy tín lâu dài cho thương hiệu.

Tầm Quan Trọng của Flash Sale dịp Tết Nguyên Đán

Đặc thù thị trường Việt Nam

Tết là thời điểm chi tiêu cao nhất trong năm tại Việt Nam. Theo khảo sát của Nielsen Việt Nam, chi tiêu của người tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Tết, trung bình từ 12-15% so với các tháng khác và chiếm gần 20% tổng doanh số ngành hàng tiêu dùng nhanh của cả năm.

Bộ Công Thương dự kiến sức mua dịp Tết Nguyên đán 2025 có thể tăng trên 10% so với năm trước. Con số này phản ánh xu hướng mua sắm mạnh mẽ của người dân trong dịp Tết, khi họ sẵn sàng chi tiêu cho việc sắm sửa, tặng quà và làm mới bản thân cùng gia đình.

Không chỉ là doanh số

Không chỉ dừng lại ở doanh thu, Flash Sale Tết còn là cơ hội vàng để định vị thương hiệu của bạn trong tâm trí khách hàng. Khi bạn tạo được ấn tượng tốt về một đợt sale hấp dẫn, kèm theo dịch vụ chuyên nghiệp, giá tốt, khách hàng sẽ nhớ đến bạn trong những dịp tiếp theo.

Quan trọng hơn, một chiến dịch Flash Sale thành công có thể biến người mua lần đầu thành khách hàng trung thành. Họ không chỉ quay lại mua sắm mà còn giới thiệu cho bạn bè, người thân, tạo hiệu ứng lan truyền tự nhiên trên mạng xã hội.

Những Sai Lầm Khiến Flash Sale Dễ Thất Bại

1. “Flash Sale chỉ dành cho thương hiệu lớn”

Đây là quan niệm sai lầm phổ biến khiến nhiều chủ shop nhỏ bỏ lỡ cơ hội. Thực tế cho thấy, quy mô thương hiệu không quyết định thành bại của một chiến dịch Flash Sale. Yếu tố then chốt nằm ở chiến lược truyền thông và tạo tâm lý khan hiếm (scarcity marketing).

Một deal giảm 25% cho vài sản phẩm chủ lực, kết hợp giao diện bắt mắt và email marketing đúng đối tượng, hoàn toàn có thể tạo hiệu ứng bất ngờ. Việc tập trung vào những nhóm sản phẩm hot, được quan tâm nhiều sẽ giúp bạn tiếp cận khách mới hiệu quả mà không cần ngân sách lớn.

2. Vấn đề kỹ thuật trên Shopify

Nhiều chủ shop e ngại việc cài đặt mã giảm giá trên Shopify vì cho rằng quá phức tạp hoặc khó thao tác do giao diện tiếng Anh.

Thực tế, Shopify đã tích hợp sẵn tính năng tạo discount code với quy trình khá đơn giản. Bạn chỉ cần vài bước cơ bản: chọn hình thức giảm giá (theo % hoặc số tiền), chỉ định sản phẩm áp dụng, thiết lập thời hạn và số lượng mã.

3. Website quá tải

Đây là tình huống phổ biến khi lượng truy cập tăng đột biến trong giờ Flash Sale. Theo Google, 53% người dùng mobile sẽ rời trang nếu phải đợi quá 3 giây để trang tải xong. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang lãng phí chi phí quảng cáo và đánh mất cơ hội bán hàng nếu website không được tối ưu về hiệu năng.

4. Không Tạo Đủ Cảm Giác Cấp Bách

Flash Sale được xem như cuộc chạy đua với thời gian, nhưng nhiều cửa hàng lại không nhấn mạnh yếu tố “có hạn.” Khi khách hàng nghĩ rằng ưu đãi vẫn luôn còn đó, họ có xu hướng chần chừ, xem xét thêm hoặc thậm chí bỏ dở, vì không sợ bỏ lỡ.

Để khắc phục, bạn nên sử dụng các công cụ tạo cảm giác cấp bách như đồng hồ đếm ngược, hiển thị số lượng hàng còn lại theo thời gian thực, cũng như nêu rõ thời điểm kết thúc sale. Những chi tiết này khiến khách hiểu rằng cơ hội có thể biến mất bất cứ lúc nào, thúc đẩy họ ra quyết định mua nhanh hơn.

5. Bỏ giỏ hàng

Nhiều khách hàng bước đầu rất hào hứng với sản phẩm, nhưng gặp quá nhiều bước đăng ký, điền form, hoặc phí ship “ẩn” – họ sẽ lập tức bỏ giỏ hàng. Theo thống kê, tỷ lệ này thường dao động từ 60% đến 80%, với mức trung bình khoảng 70%.

Theo Baymard, nguyên nhân chính dẫn đến việc từ bỏ giỏ hàng:

  • Chi phí phát sinh cao: 48% người dùng rời bỏ do các chi phí bổ sung như phí vận chuyển, thuế và các khoản phí khác quá cao.
  • Yêu cầu tạo tài khoản: 24% người dùng không hoàn tất mua sắm vì trang web yêu cầu họ tạo tài khoản.
  • Quy trình thanh toán phức tạp: 17% người dùng cho rằng quá trình thanh toán quá dài hoặc phức tạp, dẫn đến việc họ từ bỏ giỏ hàng.

Để khắc phục, cửa hàng nên hiển thị phí ship rõ ràng, tích hợp cổng thanh toán một chạm (thẻ, ví điện tử) và cho phép COD. Đồng thời, hãy hạn chế tối đa việc bắt khách đăng ký tài khoản, giúp họ chốt đơn nhanh hơn.

6. Phản Hồi Chậm

  • 80% người tiêu dùng có xu hướng mua hàng khi thương hiệu cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa.
  • 65% người tiêu dùng nói rằng khi dịch vụ khách hàng chưa tốt, họ sẽ cân nhắc chuyển sang các thương hiệu khác.
  • 88% khách hàng cho biết trải nghiệm mà một thương hiệu cung cấp quan trọng như sản phẩm hoặc dịch vụ của họ.

Nếu họ phải chờ để được trả lời, tỉ lệ “nhảy” sang shop khác sẽ rất cao, nhất là khi họ đang ở tâm lý mua ngay.

Khi Flash Sale Thành Công

Nếu làm tốt

Flash Sale vận hành trơn tru giúp bạn ngay lập tức có doanh số bùng nổ, thậm chí lên đến 2.000 – 3.000 đơn/giờ ở thời điểm cao điểm. Song song đó, bạn giải quyết triệt để bài toán làm sao chốt đơn nhanh trong thời gian ngắn, đồng thời gây ấn tượng chuyên nghiệp về tốc độ xử lý và chính sách ưu đãi.

Khách hàng cảm thấy an tâm, hào hứng khi trải nghiệm mua sắm không gặp trở ngại, từ tốc độ tải trang đến cách bạn hỗ trợ qua chat. Sự hài lòng này khiến họ sẵn sàng để lại đánh giá tích cực, coi bạn là điểm đến tin cậy mỗi khi cần sắm sửa, đặc biệt trong những dịp lễ, Tết tiếp theo.

Nếu làm sai

Bạn có thể đổ tiền vào quảng cáo nhưng không chốt được đơn. Chỉ cần một vài đánh giá tiêu cực, hoặc hỗ trợ khách kém, bạn có thể đánh mất lòng tin. Khi khách hàng có rất nhiều lựa chọn thì một lần “vấp” là đủ để khách chuyển sang nơi khác.

Uy tín thương hiệu bị ảnh hưởng khi cộng đồng thấy bạn không thể đáp ứng được mong đợi về chất lượng dịch vụ. Tệ hơn, bạn lỡ mất “thời cơ vàng” dịp Tết – một cơ hội mà phải chờ cả năm sau mới có.

Nhưng đừng quá lo lắng! Đọc trọn bài này, bạn sẽ biết cách hạn chế rủi ro, sớm đạt mục tiêu doanh thu mùa Tết.

Chuẩn Bị Flash Sale Chuẩn

1. Tính toán mức giảm giá hợp lý

Bạn cần mức giảm đủ hấp dẫn khách. Một số chiêu thức khuyến mãi phổ biến mà bạn có thể cân nhắc áp dụng như

  • Mua 1 tặng 1
  • Flash sale
  • Giảm giá theo giá trị đơn hàng
  • Tặng quà khi mua đạt giá trị nhất định
  • Mua theo combo
  • Giảm giá xoay vòng (Deal theo ngày/tuần)
  • Gửi mã giảm giá cá nhân
  • Freemium/Quà trải nghiệm
  • Chương trình tích điểm

2. Lên kịch bản marketing hoàn chỉnh

Dưới đây là một vài gợi ý

  • Email & SMS: Gửi trước 3-5 ngày, tạo tâm lý mong chờ và để khách còn “canh giờ” săn deal.
  • Mạng xã hội: Đăng teaser qua Facebook, Instagram Story… với nội dung gợi tò mò như “Deal chớp nhoáng sẽ xuất hiện lúc 20h ngày xx/xx.”
  • Nhắc nhở “chỉ có 24h”: Tâm lý khan hiếm khiến khách không muốn bỏ lỡ. Bạn có thể đếm ngược (countdown) hoặc đặt rõ mốc thời gian kết thúc.
  • Thông báo trên các kênh: Luôn cập nhật liên tục teaser deal để khách không quên trở lại cửa hàng.

3. Tối ưu gian hàng trên Shopify dịp Tết

Để gia tăng sức hút trong mùa Tết, bạn có thể thiết kế lại giao diện, sử dụng tông màu đỏ và vàng cùng các chi tiết trang trí đặc trưng để khách hàng cảm nhận rõ không khí lễ hội ngay từ trang chủ.

Đồng thời, hãy cân nhắc kỹ thời gian giao hàng và kiểm soát kho, vì giai đoạn sát Tết thường dễ ùn ứ đơn. Nếu có thể, bạn nên áp dụng chính sách miễn phí vận chuyển và thông báo cho khách hàng để khuyến khích khách đặt sớm.

Để tăng giá trị đơn hàng, hãy tạo những combo sản phẩm, đi kèm thiệp chúc Tết hoặc bao lì xì, vì hình thức này thường khiến khách hàng phấn khích hơn.

4. Kiểm tra website

Kiểm tra khả năng chịu tải là bước quan trọng giúp bạn tránh tình trạng website treo khi lượt truy cập tăng mạnh vào giờ Flash Sale.

Nếu bạn đang dùng Shopify, tuy nền tảng này có hạ tầng tương đối ổn định, bạn vẫn nên kiểm tra bằng cách loại bỏ plugin không sự cần thiết, tối ưu kích thước ảnh, đồng thời cân nhắc nâng cấp gói (Shopify Advanced hoặc Plus) nếu dự báo traffic quá lớn.

Trong trường hợp tự quản lý server (self-host), hãy sử dụng công cụ stress test để xác định ngưỡng băng thông, đồng thời cân nhắc nâng cấp CPU, RAM, hoặc sử dụng CDN nếu cần.

Một giải pháp bổ sung là chuẩn bị sẵn kênh chat ngay trên trang web để kịp thời tiếp cận khách trong lúc họ chờ, từ đó hạn chế cảm xúc khó chịu khi trang tải chậm và giữ họ ở lại để hoàn tất đơn hàng.

5. Tối ưu giao diện cho mobile

Hơn 60-70% người Việt mua sắm bằng điện thoại, nên cần giao diện gọn gàng, nút “Mua ngay” nổi bật, font chữ đủ lớn.

6. Tạo cảm giác cấp bách mà không phản cảm

Sức hút lớn nhất của Flash Sale nằm ở yếu tố khan hiếm và giới hạn thời gian. Tuy nhiên, bạn cũng cần tinh tế, tránh khiến khách cảm giác bị “lừa”.

Cách đơn giản là đặt đồng hồ đếm ngược ở các vị trí nổi bật như trang chủ, banner chính hoặc góc màn hình, nhằm nhắc nhở người mua rằng thời gian đang trôi và họ nên nhanh chóng quyết định. Bạn cũng có thể gợi ý số lượng sản phẩm còn lại theo kiểu “Chỉ còn 5 chiếc,” hoặc dùng một thông điệp ngắn gọn như “24H DUY NHẤT – GIẢM 40%” để nhấn mạnh tính khẩn trương. Những chi tiết này sẽ vừa củng cố độ tin cậy vừa khơi gợi tâm lý chốt đơn.

7. Tự động hóa quy trình then chốt

  • Đồng bộ tồn kho realtime
  • Tự động cập nhật trạng thái đơn hàng
  • Cài chatbot cho câu hỏi phổ biến
  • Auto-tagging khách hàng theo hành vi

8. Chuẩn bị kênh chat đa năng

Không ít trường hợp khách đặt câu hỏi trên website nhưng không ai trả lời, hay phải rời website để nhắn trên các kênh khác và dễ nhìn thấy thương hiệu đối thủ. Khi Flash Sale, hãy đảm bảo kênh chat trực tuyến trên website hoạt động.

Khi người mua đang lưỡng lự về size, màu sắc, hoặc muốn biết ngay thông tin giao hàng, một câu trả lời tức thời sẽ giúp họ an tâm và mua hàng ngay lập tức. Theo thống kê nội bộ, tỷ lệ chuyển đổi có thể tăng tới 40% khi shop phản hồi khách qua chat trong vòng vài phút. Cửa hàng cần phản hồi trong vòng 5 phút để giảm nguy cơ khách rời đi.

Đây là lúc chatbot AI phát huy ưu thế: tự động trả lời các câu hỏi thường gặp (thời gian giao hàng, chính sách hoàn trả…) mà không cần “huấn luyện” quá phức tạp. AI còn có thể trả lời hàng nghìn khách cùng lúc, hoạt động 24/7 với chi phí chỉ bằng 1/10 so với việc thuê nhân viên trực suốt nhiều giờ. Đây chính là trợ thủ đắc lực cho các shop lớn trên Shopify, giúp giảm đáng kể chi phí nhân sự và đảm bảo khách không phải chờ lâu – yếu tố then chốt để nâng tỷ lệ đơn hàng thành công.

Mặc dù vậy, bạn vẫn cần có nhân viên phụ trách những thắc mắc đặc biệt hoặc cần tư vấn sâu hơn. Bằng cách bố trí chatbot kết hợp nhân viên trực, bạn vừa tiết kiệm chi phí, khách hàng vừa được chăm sóc tận tình mà không lo quá tải.

Triển Khai Flash Sale

Kiểm tra và điều chỉnh số lượng tồn kho dự kiến cho số lượng đơn lớn.

1. Tạo một theme dành riêng cho sự kiện

Từ trang quản trị Shopify, truy cập Online Store > Themes.

Tìm theme hiện tại, chọn Actions > Duplicate để sao chép theme.

Đổi tên bản sao (ví dụ: “Flash Sale Theme”) và nhấp Customize để tùy chỉnh.

Thay đổi banner, màu sắc, thêm bộ đếm ngược hoặc bất kỳ yếu tố thiết kế nào phù hợp cho sự kiện flash sale.

2. Chuẩn bị sản phẩm

Nếu bạn muốn cung cấp bản xem trước sản phẩm, hãy tạo các “preview products” riêng biệt trong mục Products.

Đảm bảo mọi thông tin (tiêu đề, mô tả, hình ảnh, giá, v.v.) đều chính xác. Nếu bán hàng quốc tế, hãy thêm Mã HS (HS code) và Country/Region of origin trong phần Customs information.

3. Cài mã giảm giá

Từ trang quản trị Shopify, truy cập Discounts.

Nhấp Create discount để chọn giữa Discount code hoặc Automatic discount.

Đặt tên, lựa chọn mức giảm giá (phần trăm, số tiền cố định, miễn phí vận chuyển, v.v.) và giới hạn thời gian nếu cần.

Lưu thiết lập và đảm bảo đã bật (Active) để khuyến mãi áp dụng trong thời gian sale.

4. Cài đặt địa điểm kho

Đi tới Settings > Locations trong trang quản trị Shopify.

Vô hiệu hóa (Deactivate) tất cả các địa điểm xử lý đơn hàng ngoại trừ địa điểm bạn chọn để phục vụ riêng cho sự kiện flash sale. Việc này giúp tránh tình trạng đơn hàng bị gửi nhầm hoặc sai kho trong thời gian cao điểm.

5. Cài đặt thanh toán

Truy cập Settings > Payments.

Trong mục Payment capture, cân nhắc chuyển sang Manual capture để bạn có thể xác nhận từng giao dịch trước khi thu tiền, giảm thiểu rủi ro phí phát sinh do overselling.

Kiểm tra lại cổng thanh toán (Payment Provider) bạn đang sử dụng, tích hợp với nhiều cổng thanh toán phổ biến như tài khoản ngân hàng, Apple Pay, Google Pay, Samsung Pay, PayPal,… giúp khách hàng có nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

6. Tài khoản khách hàng

Từ trang quản trị Shopify, đi tới Settings > Checkout (hoặc Checkout & accounts tùy phiên bản).

Trong mục Customer account, bạn có thể chọn sử dụng “Accounts are disabled” hoặc “Accounts are optional” (nếu bạn muốn tắt đăng nhập hoặc cho phép mua không cần tạo tài khoản).

Nếu vẫn muốn dùng tài khoản, hãy kích hoạt “Legacy customer accounts” để đảm bảo tính ổn định trong giai đoạn sale.

7. Cài đặt luồng chăm sóc tự động.

8. Kiểm tra Ứng dụng (Apps) bên thứ ba.

Truy cập Apps từ trang quản trị Shopify.

Xem lại danh sách ứng dụng/dịch vụ tích hợp (ví dụ: app quản lý tồn kho, marketing, pop-up, v.v.).

Đảm bảo chúng có thể chịu tải hoặc xử lý tốt khi lượng truy cập và số đơn tăng đột biến trong thời gian flash sale.

9. Theo dõi Shopify Analytics để điều chỉnh tức thời

Shopify Analytics

Công cụ Analytics trong Shopify giúp bạn:

  • Quan sát ngay khách rời đi ở bước nào, sản phẩm nào ít bán chạy nhất.
  • Điều chỉnh nhanh. Ví dụ, nếu thấy một sản phẩm tồn kho cao mà ít ai thêm vào giỏ hàng, bạn có thể bổ sung nhanh khuyến mãi “mua 2 tặng 1” hoặc “miễn phí ship” để kích cầu.

Mọi quyết định đều dựa trên dữ liệu (conversion rate, bounce rate…), vừa chính xác, vừa giúp bạn tối ưu chi phí quảng cáo.

Hậu Flash Sale – Biến Người Mua Thành Khách Trung Thành

Nhiều chủ shop thường tập trung toàn lực vào giai đoạn chạy Flash Sale mà quên mất việc chăm sóc hậu mãi. Thực tế, chi phí chăm sóc hậu mãi chỉ bằng 1/5 so với chi phí marketing thu hút khách mới. Đầu tư vào vào quy trình xử lý khiếu nại chuyên nghiệp là khoản đầu tư sinh lời.

Tại sao chăm sóc hậu mãi quan trọng?

  • Đây là lúc khách có hàng loạt thắc mắc về thời gian giao hàng, chính sách bảo hành
  • Nhiều vấn đề phát sinh cần xử lý: đổi size, trả hàng lỗi, hoàn tiền
  • Khách sẽ đánh giá shop qua cách bạn hỗ trợ họ SAU KHI đã thanh toán

Theo nghiên cứu của Harvard Business Review, chi phí để thu hút khách hàng mới cao gấp 5-25 lần so với giữ chân khách hàng cũ. Đặc biệt, tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng chỉ 5% có thể làm tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%.

Khách hàng đánh giá trải nghiệm dựa trên hai thời điểm – đỉnh điểm cảm xúc và kết thúc (Peak-End Rule). Giai đoạn sau sale chính là cơ hội định hình “End Rule” tích cực.

Giao tiếp xuyên suốt là chìa khoá để giữ chân khách hàng

Chiến lược hậu Flash Sale

1. Duy trì kênh chat sau sale

91% khách không phàn nàn trực tiếp mà âm thầm rời đi, việc duy trì kênh chat 24/7 giúp nắm bắt và xử lý vấn đề kịp thời. Bạn cũng có thể gửi lời cám ơn, kèm một mã giảm giá nhỏ cho lần mua sau.

2. Ứng dụng chatbot AI dành cho Shopify

Tự động trả lời 70% câu hỏi, đảm bảo phản hồi 24/7, ROI tăng 2.5 lần nhờ tối ưu nhân lực.

3. Cá nhân hoá trải nghiệm

Tỷ lệ phàn nàn giảm 49% khi được hỗ trợ chủ động và thấu hiểu.

4. Chuyên nghiệp hoá dịch vụ

Xử lý nhanh gọn các vấn đề phát sinh, từ đổi trả đến hoàn tiền khi thông tin từ hệ thống chăm sóc khách hàng đồng bộ với hệ thống Shopify. Thái độ nhiệt tình, quan tâm sẽ khiến khách nhớ đến shop của bạn trong những lần mua sắm tiếp theo.

5. Retarget thông minh

Tối đa hoá ROI bằng cách nhắm lại đối tượng đã tương tác trong Flash Sale, nhóm khách “bỏ giỏ” mà chưa mua, hoặc những người vừa mua để upsell sản phẩm liên quan. Đây là cách “khai thác” tối đa lượng traffic bạn đã tốn tiền quảng cáo trước đó.

Theo thuyết Service Recovery Paradox, khi vấn đề được xử lý nhanh chóng và hiệu quả, khách hàng còn trung thành hơn cả trước khi xảy ra sự cố. Họ không chỉ quay lại mua tiếp, họ còn giới thiệu cho người khác. Ngược lại, một khách không được quan tâm đúng mức sẽ có thể lan toả trải nghiệm tiêu cực.

Tập trung vào giai đoạn hậu mãi giúp tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV) lên 33%, đồng thời xây dựng cộng đồng khách hàng trung thành – tài sản quý giá nhất của mọi thương hiệu.

Đừng Để Khách Bỏ Qua Shop Bạn Dịp Tết Này

Thời gian chuẩn bị cho Tết 2025 không còn nhiều. Trong lúc bạn đang chần chừ, đối thủ đã có thể đã sẵn sàng thu hút khách bằng những đợt Flash Sale hấp dẫn và chăm sóc tận tình. Đây là lúc bạn cần hành động:

  • Lên kịch bản khuyến mãi.
  • Chuẩn bị hạ tầng, kiểm tra tồn kho, tới rà soát quy trình chốt đơn.
  • Bố trí nhân viên (hoặc chatbot AI) trực chat.

Giải toả áp lực chăm sóc khách để thêm thời gian tối ưu chiến lược. Dùng thử giải pháp chat kết hợp AI, giúp bạn phản hồi khách 24/7 và tăng 300% tốc độ trả lời. Nhận ngay tư vấn và hỗ trợ set up nhanh trong 30 phút và dùng thử miễn phí.

Đầu tư hôm nay chính là đầu tư cho doanh thu những đợt sale sau. Bạn còn chần chừ gì nữa?

Tổng Kết

Qua bài viết trên, bạn đã nắm được toàn bộ quá trình chạy Flash Sale trên Shopify: từ khâu chuẩn bị đến triển khai thực tế rồi hậu mãi. Một chiến dịch Flash Sale thành công không chỉ mang lại doanh thu đột biến trước mắt, mà còn xây dựng thương hiệu uy tín lâu dài, tạo tiền đề cho những đợt sale kế tiếp.


avatar + Chative
Chative

Related Posts