Bộ GD&ĐT vừa công bố lịch thi THPT Quốc Gia 2023 cũng là lúc các trường Đại học, Cao đẳng cần kích hoạt kế hoạch tuyển sinh để thu hút nhân tài về cho trường sớm nhất có thể. Trong khi đó, gen Z – thế hệ rất chủ động và độc lập, luôn cân nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn nơi gửi gắm tương lai cho chính mình. Tuy vậy, hành trình này chưa bao giờ là dễ dàng khi học sinh luôn gặp phải nhiều khó khăn, tưởng không lớn mà lớn không tưởng!
Bài viết này sẽ giúp các trường đại học hiểu rõ những vấn đề nhức nhối ấy để tìm giải pháp phù hợp, hữu ích trong công tác tuyển sinh, xây dựng hình ảnh tốt cho chính nhà trường và chiếm trọn cảm tình của sinh viên tiềm năng.
Thay đổi môi trường mới với hi vọng và mục tiêu nghề nghiệp tương lai, học sinh sẽ không tránh khỏi cảm giác hoang mang khi tìm kiếm ngôi trường đại học mơ ước. Đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ thông tin như hiện nay, học sinh rất dễ lạc lối trước hàng tá nguồn thông tin thật giả lẫn lộn.
Thực tế, có 2 cách học sinh thường làm để hiểu hơn về trường mình đang nhắm tới. Một là, tìm kiếm các kênh chính thống trên mạng xã hội, hoặc trang web chính thức. Hai là, tham gia vào các nhóm sinh viên. Tuy nhiên, dù là bằng cách nào, phần lớn học sinh đều cảm thấy chưa chắc chắn về những thông tin mình tìm hiểu được, hoặc thiếu cầu nối trực tiếp giữa học sinh và thầy cô trong trường để bảo đảm hoặc trả lời thắc mắc.
Học sinh sẽ có hàng ngàn câu hỏi, nghi vấn, thắc mắc rất cần nhà trường giải đáp. Tuy nhiên, một trong những yếu điểm trong quy trình hỗ trợ sinh viên tại các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam đó chính là việc quản lý một cách hiệu quả lượng lớn câu hỏi đến từ học sinh.
Vấn đề phổ biến ở đây là mặc dù các trường thường có mặt ở nhiều kênh như Facebook, email, Zalo, trang web,… song chưa thực sự có giải pháp tối ưu nào để quản lý đa kênh. Việc duy trì đa kênh thường khá bị động trong ngữ cảnh nhà trường update thông tin, học sinh liên lạc qua email, điện thoại,…
Trong khi đó, học sinh, đặc biệt là gen Z, ưa chuộng hoạt động nhắn tin hơn và luôn mong muốn nhận được phản hồi sớm. Các em sẽ tìm đến các kênh cho phép nhắn tin hoặc gõ phím, như các group sinh viên, trang Facebook trường, Zalo phòng ban để hỏi. Tuy nhiên, sẽ rất mất thời gian và cần nhiều nhân viên, cán bộ chuyển đổi qua lại giữa các nền tảng để trả lời hết.
Học sinh có thể tham gia nhiều nhóm sinh viên để đặt câu hỏi, song có thể không đạt được câu trả lời chất lượng. Nguyên nhân có thể là vì phần lớn sinh viên trong nhóm chưa cập nhật kiến thức về tuyển sinh trong năm mới nhất, hoặc bận với các dự án khác của bản thân, hoặc không thể trả lời hết kho tàng thắc mắc của các em học sinh. Chính thầy cô trong trường là người nắm rõ phương thức liên quan, yêu cầu, hiểu tâm lý học sinh và đủ chuyên môn để trả lời họ. Nhưng lúc ấy, họ thường không trong các group này để giải đáp thắc mắc.
Đây cũng là thời điểm phụ huynh tìm kiếm trường đại học lý tưởng cho con. Khác với thế hệ gen Z, những bậc phụ huynh thường quen với việc bình luận trên Facebook hoặc nhắn tin Zalo để liên lạc với nhà trường.
Theo khảo sát của Chative.IO với những chủ doanh nghiệp đối tác, họ bày tỏ rằng họ ít được phản hồi trên bình luận Facebook, hay được thầy cô trả lời tin nhắn Zalo có thể vì bị trôi bình luận hoặc trôi tin nhắn. Điều này khiến các bậc phụ huynh, những nhà đầu tư chính cho con em thiếu tin tưởng trường đại học, và có xu hướng cân nhắc các trường có hỗ trợ nhiệt tình nhiều hơn.
Website trường được xem là nơi chuyên nghiệp cho học sinh tra cứu thông tin. Trong những tháng này, website các trường luôn ghi nhận một lượng rất lớn học sinh truy cập. Tuy nhiên, sau khi khảo sát, hầu hết các trường Đại Học hàng đầu tại Việt Nam như ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Ngoại Thương, ĐH Kinh Tế Quốc Dân,… đều thiếu không gian kết nối trực tiếp giữa học sinh, sinh viên và nhà trường.
Ngược lại, các trường Đại Học tư nhân đang dần áp dụng công nghệ vào quy trình hỗ trợ khách hàng. Cụ thể là gắn cửa sổ live chat (công cụ cho phép trò chuyện trực tiếp) lên website để bất kỳ học sinh, sinh viên, phụ huynh và đối tác liên lạc, nhắn tin trực tiếp với nhà trường. Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả, giúp nâng cao thiện cảm đối với trường. Và đây cũng là cách cực kỳ hữu hiệu để bộ phận tuyển sinh kết nối trực tiếp, giữ chân học sinh tiềm năng, nhất là khi sinh viên đang cân nhắc các trường khác nhau.
Có thể nói, đây là những vấn đề không quá nan giải nhưng cần giải pháp vô cùng tối ưu để xây dựng hình ảnh nhà trường tích cực nhất. Hiểu được điều đó, chúng tôi đề xuất sử dụng giải pháp do Chative.IO cung cấp. Đây là nền tảng live chat tích hợp đa kênh, giúp nhà trường xây dựng mối quan hệ bền vững với học sinh, sinh viên của mình.
Hộp thư đa kênh sẽ giúp nhà trường quản lý tất cả hội thoại từ tất cả các kênh bao gồm mạng xã hội và website mà không cần chuyển đổi qua lại giữa nhiều nền tảng khác nhau, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả hỗ trợ, tư vấn học sinh. Ngoài ra, nhà trường còn có thể gắn live chat lên trên website của mình rất dễ dàng và tuỳ chỉnh từ màu sắc, cách hiển thị, tin nhắn mở đầu,… để trùng khớp với cấu trúc trang web trường, tạo ấn tượng với người truy cập về sự chỉn chu của trang web, từ đó nâng cao uy tín của nhà trường.
Vẫn còn rất nhiều quyền lợi nổi bật khác trong ứng dụng này, nếu mọi người quan tâm, có thể tham khảo website https://chative.io/vi/ hoặc đăng ký sử dụng miễn phí gói giá trị cao nhất trong vòng 30 ngày, với mã giảm 30% chỉ có trong hôm nay. Hãy để lại bình luận để cùng thảo luận nhé!
Related Posts
May 14, 2024
December 29, 2023
December 22, 2023
February 07, 2023