< Back

Cuộc Chiến Giữa Amazon và Temu

Giới thiệu

Cuộc cạnh tranh giữa AmazonTemu đang thu hút sự chú ý của nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, và người tiêu dùng. Vậy tình hình đang diễn ra như thế nào và tác động của cuộc chiến này đến toàn bộ thị trường thương mại điện tử sẽ ra sao?

Temu – nền tảng thương mại điện tử từ Trung Quốc, đang bành trướng mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, thách thức vị thế thống trị lâu năm của Amazon. Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về cuộc chiến này, tác động của nó đến thị trường bán lẻ và người tiêu dùng, đồng thời đưa ra dự đoán về tương lai của cả hai ông lớn thương mại điện tử.

Tổng quan về Amazon và Temu

Temu

Temu – một startup thương mại điện tử non trẻ đến từ Trung Quốc, trực thuộc Pinduoduo – đã thu hút nhiều lượt khách hàng mua sắm lặp lại nhiều hơn cả eBay Một cuộc khảo sát trên 1.000 khách hàng được thực hiện bởi Omnisend cho thấy: 34% người khảo sát đã mua hàng trên Temu ít nhất 1 lần 1 tháng, hơn hẳn con số 29% của eBay.

Sử dụng lợi thế nguồn hàng từ Trung Quốc với giá thành thấp và các chiến dịch khuyến mãi mạnh mẽ để thu hút khách hàng, rõ ràng là sự xâm nhập mạnh mẽ của Temu vào thị trường Mỹ đã gây một áp lực không hề nhỏ tới ‘’ông lớn’’ Amazon.

Read more: Temu tại Việt Nam, thách thức và cơ hội của doanh nghiệp TMĐT

Amazon

Amazon là công ty đứng top đầu trong thị trường thương mại điện tử tại Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung. Họ vẫn đã và đang chứng tỏ được vị thế của mình bằng cách luôn nắm giữ thị phần đứng đầu thế giới trong nhiều năm liền. Cụ thể, Amazon có lượng khách hàng toàn cầu năm 2024 đạt 1,2 tỷ người. Cùng với dịch vụ Amazon Prime, Amazon đã tạo dựng một hệ sinh thái lớn mạnh, bao gồm việc cung cấp hàng hóa từ mọi ngành hàng, dịch vụ giao hàng nhanh chóng và chương trình chăm sóc khách hàng toàn diện.

Chiến lược cạnh tranh của Amazon và Temu

Amazon

Amazon – doanh nghiệp với chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong suốt 30 năm. Cách mà họ nắm chắc thị phần của mình là liên tục cải tiến đa dạng dịch vụ, không ngừng đầu tư vào trải nghiệm khách hàng cũng như mở rộng danh mục sản phẩm, hàng hóa.

  • Với Amazon Prime là một trong những lợi thế cạnh tranh cốt lõi, mang đến dịch vụ giao hàng nhanh, miễn phí, và độc quyền cho thành viên. Bằng cách cung cấp giao hàng trong ngày hoặc giao hàng trong 2 giờ ở một số khu vực, Amazon thu hút khách hàng bằng sự tiện lợi vượt trội khi dễ dàng tận hưởng dịch vụ mua sắm online nhưng thời gian chờ đợi vẫn như mua offline. Ngoài ra, Prime còn tích hợp các dịch vụ như xem phim, nghe nhạc, và đọc sách trực tuyến (Prime Video, Amazon Music, Prime Reading), tạo nên một hệ sinh thái hoàn chỉnh.
  • Lý do Amazon tối ưu tốt thời gian giao hàng như vậy là vì hiện tại họ đang sở hữu một mạng lưới logistics hiện đại với hàng nghìn nhà kho và trung tâm phân phối trên toàn thế giới, bao gồm cả Amazon Air (một đội máy bay vận tải riêng) và các phương tiện tự động hóa như robot kho bãi.
  • Amazon với hệ thống hàng hóa phong phú và đa dạng, từ hàng tiêu dùng, thời trang cho tới đồ điện tử. Cho phép hầu như tất cả mọi người đều tìm được thứ mình muốn mua, kể cả là ở những ngách thị trường hẹp nhất. Kết hợp với sự cải tiến và sửa đổi liên tục trong trải nghiệm khách hàng, mang đến cho khách hàng một hành trình mua sắm online chuyên nghiệp và thỏa mãn hơn bất cứ đâu trên toàn thế giới.

Temu

‘’Tân binh’’ 2 năm tuổi – Temu mặt khác lại sử dụng chiến lược rất mới mẻ và thông minh. Có thể nói một cách ngắn gọn, Temu đã ‘’lấp đầy chỗ trống’’ mà Amazon đang thiếu hụt, nhất là về mảng giá cả.

  • Bằng cách tận dụng nguồn hàng nhập trực tiếp từ các nhà máy nhỏ và vừa ở Trung Quốc, Temu đã duy trì được mức giá thấp hơn đáng kể so với Amazon hay các đối thủ khác. Họ còn liên tục đưa ra các chương trình khuyến mãi lớn, các loại ưu đãi, miễn phí vận chuyển suốt cả năm để thu hút nhiều khách hàng mới nhất có thể, đặc biệt là đối tượng nhạy cảm về giá.
  • Temu liên tục quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội (Tiktok, Facebook, Instagram,..) để tăng độ nhận diện thương hiệu. Họ cũng hợp tác với KOLs và influencers để tiếp cận các nhóm khách hàng tiềm năng, đặc biệt là giới trẻ. Temu tập trung vào quảng cáo truyền tải thông điệp “giá rẻ và chất lượng” để làm nổi bật điểm mạnh so với các đối thủ có giá thành cao hơn.
  • Ngoài ra, các tính năng khác như trò chơi tích hợp trên nền tảng với các phần thưởng là phiếu giảm giá, ưu đãi miễn phí vận chuyển cùng những chương trình giới thiệu người dùng mới qua liên kết để nhận thưởng cũng góp phần rất lớn vào việc giữ chân được khách hàng đồng thời thu hút thêm khách hàng mới.

Amazon đã làm gì trước sự ‘’đe dọa’’ của Temu?

Trong một cuộc khảo sát nhằm so sánh mức độ hài lòng giữa các thương hiệu thương mại điện tử lớn nhỏ với nhau do ông Greg Zakowicz, chuyên gia thương mại điện tử cấp cao tại Omnisend thực hiện, cho thấy Amazon bị người dùng đánh giá thấp về giá cả. Ngược lại, Temu bị khách hàng phàn nàn về chất lượng sản phẩm và tốc độ giao hàng. Điều này cho thấy, so với chiến lược ‘’ăn tiền’’ của Amazon trước giờ là tối ưu hóa thời gian giao hàng, thì chiến lược ưu đãi giá rẻ của Temu đang trở nên hiệu quả hơn bao giờ hết, nhất là trong bối cảnh người tiêu dùng đang chịu ảnh hưởng bởi lạm phát tăng cao.

Đứng trước tình hình đó, Amazon đã tung ra một cửa hàng mới tập trung vào các sản phẩm quần áo và đồ gia dụng giá rẻ dưới 20 đô la và nặng dưới 500g được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc. Đây là một động thái chứng tỏ rằng Amazon đã và đang có sự lo ngại và chuẩn bị trước cú đổ bộ mạnh mẽ đến từ Temu.

Thêm vào đó, Amazon còn cung cấp thể nhiều mặt hàng thiết yếu hằng ngày như kem đánh răng hay giấy vệ sinh để kích cầu việc mua hàng hóa của khách hàng. Giám đốc Tài chính của Amazon Brian Olsavsky cho biết khi khách hàng mua các loại mặt hàng này từ Amazon, họ có xu hướng mua nhiều hàng hóa hơn, mua sắm thường xuyên hơn và chi tiêu nhiều hơn trên Amazon.

Lý do để Amazon tập trung hơn vào mặt hàng thiết yếu cũng để tận dụng tối đa lợi thế giao hàng nhanh của mình. Những mặt hàng của Temu chủ yếu là thời trang, phụ kiện và thiết bị điện tử, là những thứ mà người tiêu dùng không cần phải được giao tới quá nhanh. Nhưng với ngành hàng thiết yếu phẩm thì việc vận chuyển từ Trung Quốc sẽ trở thành một bất lợi với chính Temu chính do đặc điểm loại hàng hóa này là cần trong thời gian ngắn

Tác động ‘’cuộc chiến’’ này đối với thị trường thương mại điện tử

Đối với Người Tiêu Dùng

  • Gia tăng lợi ích về giá cả và khuyến mãi: Cuộc cạnh tranh đã thúc đẩy cả Amazon và Temu đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi và mức giá hấp dẫn để thu hút khách hàng. Người tiêu dùng ngày càng có nhiều cơ hội mua sắm giá rẻ và hưởng các ưu đãi vận chuyển.
  • Nâng cao kỳ vọng về dịch vụ giao hàng và chăm sóc khách hàng: Người tiêu dùng đang quen dần với dịch vụ giao hàng nhanh và tiện lợi mà Amazon cung cấp. Ngoài ra, các chính sách đổi trả và hoàn tiền linh hoạt cũng trở thành tiêu chuẩn kỳ vọng mà người tiêu dùng sẽ đặt ra trong thời gian sắp tới
  • Tăng cường hành vi tìm kiếm giá tốt và săn khuyến mãi: Với mức độ cạnh tranh giá và khuyến mãi từ Temu, người tiêu dùng trở nên nhạy cảm hơn với giá cả và thường xuyên săn tìm những sản phẩm có mức giá ưu đãi nhất. Điều này thay đổi hành vi mua sắm khi khách hàng có xu hướng so sánh giá và tìm kiếm khuyến mãi trước khi quyết định mua hàng.

Đối với các doanh nghiệp bán lẻ

  • Áp lực cạnh tranh về giá và khuyến mãi: Temu với mô hình kinh doanh giá rẻ đã tạo ra áp lực về giá cho Amazon và các nhà bán lẻ khác. Từ đó, doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh chiến lược giá để có thể cạnh tranh với những chương trình khuyến mãi liên tục của Temu. Để giữ chân khách hàng, nhiều doanh nghiệp bán lẻ phải tăng cường các chương trình khuyến mãi, thậm chí hy sinh biên lợi nhuận để duy trì vị thế trên thị trường.
  • Nâng cao yêu cầu về logistics và chuỗi cung ứng: Amazon nổi tiếng với dịch vụ giao hàng nhanh chóng nhờ mạng lưới logistics hiện đại, điều này tạo áp lực buộc các nhà bán lẻ khác, bao gồm cả Temu, phải cải thiện chuỗi cung ứng và tối ưu hóa thời gian giao hàng để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng.
  • Tăng cường nhu cầu về đổi mới và sáng tạo: Sự xuất hiện của Temu với mô hình “Direct-from-Manufacturer” khiến các nhà bán lẻ truyền thống và thương mại điện tử phải đổi mới trong dịch vụ khách hàng và sản phẩm. Các doanh nghiệp bán lẻ nghiên cứu những sản phẩm độc quyền và nâng cao chất lượng dịch vụ để giữ chân người tiêu dùng.

Đọc thêm: Chiến lược giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp TMĐT

Liệu Temu có thể cạnh tranh lâu dài với Amazon?

Điều này phụ thuộc vào khả năng tiếp tục mở rộng và duy trì chiến lược giá rẻ của Temu, cũng như việc giữ chân khách hàng trong dài hạn. Mặc dù Temu có sự khởi đầu ấn tượng, cũng như sở hữu những ‘’cú nổ’’ Marketing lớn nhưng thị phần thực sự của Temu tại thị trường bán lẻ Mỹ vẫn rất nhỏ , chỉ khoảng 0.2% theo công ty xuất bản và dữ liệu Trung Quốc 36Kr. Tuy nhiên, Temu không chỉ định dừng lại ở danh mục hàng giảm giá và họ đã bắt đầu chuẩn bị cho việc liên kết với những doanh nghiệp Trung Quốc có kho hàng tại Mỹ và Châu Âu.

Mặt khác, Amazon vẫn đang nắm giữ ưu thế về dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng. Để đối phó với sự cạnh tranh, Amazon có thể sẽ phải điều chỉnh chiến lược giá và tăng cường khuyến mãi nhiều hơn nhằm củng cố vị thế thống trị của mình ở phân khúc hàng giá rẻ, và đồng thời phải tiếp tục nâng cấp trải nghiệm người dùng thông qua công nghệ và dịch vụ khách hàng.

Kết luận

Cuộc chiến giữa Amazon và Temu không chỉ ảnh hưởng đến thị trường Mỹ mà còn khiến cho toàn bộ thị trườn thương mại điện tử phải xem lại và chuẩn bị thật tốt cho mọi sự đổi mới. Thị trường đang thay đổi nhanh chóng, và những doanh nghiệp bán lẻ nhỏ lẻ cần phải thích nghi với sự biến động này. Điều này không chỉ tạo ra thách thức, mà còn là cơ hội cho các doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của mình và tập trung vào tăng cường trải nghiệm khách hàng.

Chative.IO – Giải pháp hỗ trợ nhắn tin đa kênh qua chatbot giúp doanh nghiệp thích ứng trong thời kỳ TMĐT có nhiều biến động

Chative.IO là nền tảng nhắn tin đa kênh tích hợp chatbot – mang lại cho các doanh nghiệp một giải pháp tối ưu để nâng cao trải nghiệm khách hàng và duy trì hiệu quả hoạt động.

Với Chative.IO, doanh nghiệp có thể tự động hóa quy trình chăm sóc khách hàng nhờ chatbot thông minh, giúp trả lời nhanh chóng các câu hỏi thường gặp và hỗ trợ khách hàng 24/7. Nhờ khả năng tích hợp đa kênh, từ website, ứng dụng di động đến các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram và Zalo, Chative.IO cho phép doanh nghiệp tương tác liền mạch và liên tục với khách hàng ở mọi kênh, giúp xây dựng mối quan hệ bền vững và tăng cường sự hài lòng của người tiêu dùng.

Chative.IO còn có khả năng phân tích dữ liệu khách hàng qua các cuộc trò chuyện, giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của người mua, từ đó đưa ra các chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả hơn.


avatar + Chative
Chative

Related Posts