< Back

Temu tại Việt Nam: Cơ Hội và Thách Thức cho Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ

Temu, cái tên đang tạo nên sức hút mạnh mẽ trong giới thương mại điện tử (TMĐT), đang bùng nổ với chiến lược giá cạnh tranh và hàng loạt ưu đãi hấp dẫn cho người dùng toàn cầu.

Đặc biệt, khi Temu bắt đầu nhìn nhận Việt Nam là một thị trường chiến lược, câu hỏi đặt ra là: Làm sao doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) có thể cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mới này?

Hãy cùng phân tích cơ hội, thách thức của Temu và những chiến lược cho SME để phát triển bền vững.

Temu là gì?

Temu là một nền tảng TMĐT trẻ nhưng đầy tiềm năng, thuộc sở hữu của PDD Holdings, tập đoàn đứng sau thành công của Pinduoduo – một trong những trang TMĐT lớn nhất Trung Quốc.

Ra mắt vào năm 2022, Temu nhanh chóng mở rộng ra các thị trường quốc tế, trong đó có Hoa Kỳ, nơi họ đối đầu trực tiếp với các ông lớn như Amazon và eBay.

Với chiến lược giá cạnh tranh và mạng lưới vận chuyển quốc tế mạnh mẽ, Temu đã tạo nên dấu ấn toàn cầu chỉ trong thời gian ngắn.

Đến nay, Temu đã có mặt ở 79 quốc gia và chính thức gia nhập thị trường Việt Nam vào tháng 10/2024, hứa hẹn mang đến những thay đổi lớn trong ngành TMĐT tại đây.

Lịch sử hình thành và phát triển của Temu.

  • Tháng 9/2022: Temu – nền tảng thương mại điện tử mới nổi – chính thức ra mắt tại Hoa Kỳ với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Pinduoduo.
  • Tháng 3/2023: Mở rộng sang Úc và New Zealand.
  • Năm 2023: Ra mắt tại các nước châu Âu, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh, với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Trung Âu.
  • Tháng 8/2023: Bước vào thị trường Philippines, mở đầu cho hành trình tại Đông Nam Á.
  • Tháng 9/2023: Gia nhập thị trường Malaysia.
  • Tháng 7/2024: Có mặt tại Thái Lan.
  • Tháng 10/2024: Chính thức ra mắt tại Brunei và Việt Nam.

Chỉ chưa đầy 1 năm kể từ ngày ra mắt, nền tảng nà đã đạt tới 100 triệu người dùng hoạt động tại Hoa Kì, – vượt xa con số 13,7 triệu của Shein và tiệm cận 112 triệu người dùng Amazon Prime.

Hiện tại, Temu đã có mặt tại 79 quốc gia, với tham vọng đạt doanh thu 60 tỷ USD vào năm 2024. Mục tiêu của Temu là trở thành nền tảng TMĐT lớn thứ hai tại Hoa Kỳ, chỉ sau Amazon, và số một tại châu Âu.

Cơ hội và thách thức của Temu trên thị trường thương mại điện tử Việt Nam

Cơ hội thâm nhập thị trường cạnh tranh

Hậu thuẫn từ Pinduoduo

Temu được hưởng lợi từ nguồn lực và kinh nghiệm từ Pinduoduo – một trong những sàn TMĐT lớn nhất Trung Quốc. Temu có thể tận dụng mạng lưới, cơ sở hạ tầng và chuyên môn của công ty mẹ để triển khai chiến lược phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.

Chiến lược giá cả cạnh tranh

Bằng cách cung cấp các sản phẩm với mức giá thấp hơn, Temu có thể thu hút một lượng lớn người tiêu dùng “nhạy cảm” về giá, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ tại Việt Nam.

Tăng cường nhận diện thương hiệu

Chiến lược mở rộng quốc tế nhanh chóng của Temu, bao gồm việc gia nhập thị trường Việt Nam, giúp nâng cao độ nhận diện và xây dựng lòng trung thành của khách hàng.

Đa dạng hóa sản phẩm

Temu cung cấp các sản phẩm đa dạng từ điện tử đến hàng gia dụng, đáp ứng nhu cầu phong phú của người tiêu dùng Việt và thu hút lượng khách hàng lớn hơn.

Hình thức mua theo nhóm

Temu áp dụng mô hình mua theo nhóm mà Pinduoduo đã thành công triển khai, tạo nên trải nghiệm mua sắm độc đáo mà các nền tảng khác như Alibaba, JD và Amazon chưa khai thác hiệu quả.

Chính sách chiết khấu hấp dẫn cho nhà bán hàng

Temu cung cấp các ưu đãi và chiết khấu cạnh tranh cho nhà cung cấp, giúp họ dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng và tăng khả năng cạnh tranh. Chương trình tiếp thị liên kết của Temu cũng là điểm nhấn đáng chú ý.

Thách thức trên thị trường Việt Nam

Thiếu minh bạch trong hoạt động

Sự thiếu minh bạch có thể làm giảm lòng tin từ phía khách hàng và đối tác, ảnh hưởng đến uy tín của Temu.

Đến tháng 10/2024, Temu vẫn chưa đăng ký hoạt động chính thức tại Việt Nam, điều này gây ra không ít hoài nghi cho người tiêu dùng.

Cạnh tranh gia tăng

Temu phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các đối thủ lớn như Shopee, Lazada và Tiktok Shop – những nền tảng đã xây dựng được thị phần lớn và sự tin tưởng của khách hàng Việt.

Thách thức về quy định pháp lý.

Quy định pháp lý tại Việt Nam có thể phức tạp hóa quá trình mở rộng của Temu. Cụ thể Indonesia đã cấm Temu để bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ.

Ở Việt Nam, Điều 6 Nghị định 81/2018/NĐ-CP quy định rằng tổng giá trị khuyến mãi không được vượt quá 50% giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ khuyến mãi – điều này có thể gây khó khăn cho chiến lược chiết khấu mạnh của Temu.

Lo ngại về chất lượng sản phẩm

Với việc sản phẩm được đưa trực tiếp từ nhà máy sản xuất đến tay người tiêu dùng , không qua các bên trung gian và với việc giá rẻ, có thể gây ra những lo ngại về chất lượng sản phẩm.

Những lo ngại này có thể làm giảm lòng tin của người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực đến danh tiếng của công ty.

Chính sách chiết khấu tiếp thị liên kết ‘chưa từng có’ của Temu ở Việt Nam

Tiếp thị liên kết, hay còn gọi là Affiliate, là một phương thức marketing dựa trên hiệu suất, trong đó Temu hợp tác với các đối tác như blogger, YouTuber và những người có tầm ảnh hưởng để quảng bá sản phẩm và dịch vụ.

Chính sách chiết khấu cho tiếp thị liên kết của Temu đặc biệt hấp dẫn, với mức chiết khấu lên đến 30% và chương trình ưu đãi “3 trong 1, hai tầng” . Chính sách này ngay lập tức tạo nên một cuộc tranh luận không hồi kết giữa các ông lớn trong ngành thương mại điện tử tại Việt Nam.

Ông Đỗ Hữu Hưng, CEO của Accesstrade Vietnam – công ty đi đầu về tiếp thị liên kết tại Việt Nam, nhận xét rằng chính sách này là “chưa từng có và cực kỳ cạnh tranh.”

So với các chương trình affiliate marketing của các đối thủ như Shopee, Lazada, Tiktok Shop, mức hoa hồng cho cho khách hàng mới cao hơn hẳn. Nhờ đó, nền tảng này được chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội với hơn 10K tài khoản affiliate mới được đăng kí chỉ trong 24, theo CEO Accesstrade Vietnam.

Giải pháp cho các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam để cạnh tranh với Temu

Tăng cường trải nghiệm khách hàng

Giao tiếp hiệu quả là chìa khóa nâng cao trải nghiệm khách hàng, đặc biệt trong ngành bán lẻ. Việc tích hợp các kênh như Facebook Messenger, WhatsApp, Instagram và Zalo giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý và tương tác với khách hàng, từ đó tạo sự gắn kết và nâng cao sự hài lòng.

Bài toán tự đông hóa và tối ưu chi phí

Với sự phát triển của AI và các công cụ tự động hóa, các doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn. Các công cụ tự động hóa không chỉ giúp cập nhật thông tin và nhắc nhở khách hàng kịp thời mà còn tăng cường kết nối giữa thương hiệu và người tiêu dùng.

Nhờ hoạt động liên tục 24/7, khách hàng cảm thấy được quan tâm và an tâm khi luôn có sự hỗ trợ, đồng thời giúp giảm tải công việc cho nhân viên và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Phân tích dữ liệu khách hàng

Sử dụng báo cáo chi tiết và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, từ đó theo dõi đưa ra các quyết định chiến lược chính xác và kịp thời.

Nâng cấp các kênh bán hàng online

Các kênh bán hàng online như mạng xã hội, website, và landing page đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu.

Sự kết hợp giữa linh hoạt và sáng tạo sẽ giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững trong thị trường TMĐT Việt Nam đang ngày càng cạnh tranh.

Kết luận

Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các sàn thương mại điện tử, Temu đã tạo dựng vị thế nhờ chiến lược giá cạnh tranh và công nghệ hiện đại. Dù còn nhiều thách thức, Temu đang trở thành đối thủ đáng gờm của các tên tuổi lớn như Shopee, Lazada, và Tiktok Shop.

Sự phát triển nhanh chóng của Temu không chỉ đáp ứng mà còn vượt xa kỳ vọng của người tiêu dùng, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường TMĐT tại Việt Nam.


avatar + Chative
Chative

Related Posts