Trong thời đại công nghệ 4.0 ngày càng phát triển nhanh chóng hiện nay, kéo theo mạng xã hội từ đó mà trở nên càng phổ biến. Việt Nam cũng không ngoại lệ, chúng ta cũng đã và đang đón nhận làn sóng này một cách mạnh mẽ. Và một trong những trang mạng xã hội lớn nhất ở Việt Nam phải kể đến là ứng dụng Zalo – một mạng xã hội được nhiều người sử dụng, đặc biệt là các lứa tuổi trung niên.
Với nhiều ưu điểm như: dễ sử dụng, nhanh gọn, độ bảo mật an toàn cao, Zalo đã trở thành “thương hiệu nhắn tin trực tuyến quốc dân” tại Việt Nam đối với cá nhân và doanh nghiệp. Vậy việc tích hợp zalo vào website có lợi ích gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Theo số liệu thống kê, tính tới đầu năm 2022, Zalo hiện là nền tảng tin nhắn miễn phí có lượng người dùng thường xuyên lớn nhất Việt Nam với hơn 74 triệu tài khoản.
Chính vì thế, khá nhiều doanh nghiệp lựa chọn cài đặt Zalo vào website thay vì chọn những kênh liên lạc khác như qua email hay để lại số điện thoại để hỗ trợ khách hàng. Theo khảo sát của chúng tôi với các doanh nghiệp về các lợi ích lớn nhất của việc tích hợp chat Zalo vào website giúp cho các doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp theo mô hình D2C cung cấp trải nghiệm mua hàng, hỗ trợ khách hàng tốt hơn đồng thời thực hiện mục đích kinh doanh online từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vậy đâu là lí do doanh nghiệp lựa chọn như vậy? Một số ưu điểm nổi bật có thể kể tới như:
Đầu tiên, doanh nghiệp phải có tài khoản OA đã được kích hoạt. Sau đó, tiến hành tích hợp chúng vào website. Chỉ vỏn vẹn 5 bước, doanh nghiệp có thể bắt đầu trò chuyện trực tuyến với khách hàng đến từ không chỉ Zalo mà còn các kênh giao tiếp khác như Facebook, Instagram của mình trong 1 giao diện tin nhắn đa kênh.
Bước 1: Vào trang cài đặt của Chative, truy cập trang Kênh trò chuyện → Tạo kênh mới → Chọn Zalo → Đặt tên kênh → Bấm vào tạo mới
Bước 2: Chọn kết nối với Zalo OA ở mục trang Zalo OA.
Bước 3: Lúc này chỉ cần kết nối với tài khoản OA mà doanh nghiệp muốn sử dụng.
Nhấn Cho phép để kết thúc thao tác.
Bước 4: Kiểm tra trang Zalo của doanh nghiệp đã được tích hợp trên app hay chưa. Nếu tích hợp thành công, trang Zalo sẽ được hiện như hình dưới đây.
Bước 5: Sau khi tích hợp Zalo thành công, doanh nghiệp có thể điều chỉnh giao diện của Zalo Widget theo độ rộng, chiều cao hay tin nhắn chào mừng sao cho phù hợp với website của doanh nghiệp.
Vậy là kết thúc quá trình tìm hiểu về cách thức tích hợp chat Zalo vào website của doanh nghiệp cực kỳ hiệu quả và nhanh chóng.
Nếu chưa, đừng ngần ngại tích hợp kênh chat vô cùng tiềm năng này ngay hôm nay!
Đắn đo với quyết định có nên tích hợp hay không? Chúng tôi bật mí rằng tính năng này HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ kèm theo hàng loạt lợi ích nếu doanh nghiệp muốn tăng trưởng doanh thu một cách hiệu quả nhất.
Để tìm hiểu thêm về lợi ích của việc tích hợp Zalo trên website, truy cập vào bản cập nhật tính năng của chúng tôi ngay tại đây.
Với cách tích hợp Zalo vào website kể trên mà chúng tôi đã hướng dẫn, hy vọng sẽ có ích cho doanh nghiệp của doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng ở đa điểm chạm được tốt hơn, từ đó xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như làm tăng trải nghiệm khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Related Posts
November 30, 2024
November 28, 2024
November 26, 2024
November 26, 2024
November 22, 2024